Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Bí quyết làm việc ít mà vẫn đạt thành công


- Thay đổi tổ chức: nếu không thể tìm ra cách để thực hiện đầy đủ mọi việc trong vòng 50 giờ/tuần, hãy thay đổi cách thiết kế công việc của cả công ty/tổ chức.

Bí quyết làm việc ít mà vẫn thành công

Một số doanh nhân, startup thành công thích "khoe khoang" rằng mình có khả năng làm việc từ 60 – 80 giờ/tuần, nhưng họ không thấy được bản thân đã hy sinh những gì cho điều đó: sức khỏe, gia đình, các mối quan hệ xã hội…
Theo Ray Zinn - doanh nhân, nhà đầu tư, tác giả cuốn Tough Things First, điều mà nhiều doanh nhân cho là kiểu sống thành công thật ra lại là một thất bại lớn. Ông phân tích:
Các giới hạn không thể bỏ qua
Cơ thể chúng ta không được “thiết kế” với cơ chế làm việc 80 giờ/tuần, ít nhất là khi xét trong dài hạn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cơ thể con người có thể làm việc hiệu quả trong khoảng 10 giờ/ngày, với điều kiện phải được ngủ ngon, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên. Và chúng ta chỉ đạt được năng suất cao trong vòng 10 giờ làm việc đầu tiên, hiệu quả từ sau giờ thứ 10 sẽ sụt giảm nhanh chóng.
Hầu hết chúng ta cần ngủ 8 giờ mỗi ngày để tái tạo năng lượng cho cơ thể, đồng nghĩa với việc chỉ còn lại 16 giờ mỗi ngày cho các hoạt động khác, như: ăn uống, tắm rửa, giải trí, tương tác với các thành viên trong gia đình, đưa con cái đến trường, tham gia vào các sự kiện đột xuất, giao tế xã hội (với những mối quan hệ ngoài công việc)... Nghĩa là, bạn chỉ còn 10 giờ mỗi ngày để thực sự tập trung làm việc.
Để làm việc nhiều hơn, bạn chỉ có 2 lựa chọn: vùi đầu vào công việc trong suốt 7 ngày/tuần (việc này chỉ cộng thêm cho bạn tối đa là 20 giờ làm việc có năng suất) hoặc bỏ qua một số việc cần làm trong cuộc sống cá nhân (không quan tâm đến vợ/chồng, con cái, các hoạt động xã hội, không tập thể thao, thường xuyên ăn thức ăn nhanh vì không có thời gian để dùng một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng…). Cách “vận hành” này sẽ nhanh chóng vắt kiệt cơ thể và sức sống của bạn.
Xu hướng “vất vả hóa” bản thân ở doanh nhân
Thiếu kiên nhẫn là đặc điểm tính cách chung ở nhiều doanh nhân. Họ đặt ra những mục tiêu và muốn phải hoàn thành nó trước cuối tuần. Họ thường cầu toàn và chú ý đến mọi chi tiết dù là nhỏ nhất trong công việc kinh doanh. Họ thường thích tự làm mọi thứ thay vì giao phó cho người khác.
Một số sai lầm chung của những doanh nhân này là:
- Không ưu tiên đúng phần việc cần được ưu tiên
- Không tìm cách xử lý những nhiệm vụ “khó nhằn” trước, trong khi sự lần lữa giải quyết những việc khó chính là yếu tố quan trọng cản trở tư duy sáng tạo
- Không biết cách trao quyền vì sợ người khác làm không đúng ý mình, dẫn đến xu hướng quản lý vi mô và tự cộng thêm gánh nặng cho bản thân
- Bị ám ảnh bởi những chi tiết không quan trọng.
Bí quyết làm việc hiệu quả trong 50 giờ/tuần
Nhận thức được hiệu suất làm việc sẽ mất dần sau 10 giờ làm việc đầu tiên trong ngày, chúng ta cần đặt mục tiêu chỉ làm việc 50 giờ hoặc ít hơn cho mỗi tuần.
Là giám đốc điều hành Micrel – công ty hoạt động trong ngành công nghiệp bán dẫn với 37 năm liên tục tạo ra lợi nhuận, tôi luôn làm việc trung bình không quá 50 giờ/tuần. Tôi quản lý công ty bằng cách tối đa hóa thời gian làm việc của mình. Làm việc hiệu quả quan trọng hơn làm việc chăm chỉ. Bí quyết của tôi là:
- Làm việc thông minh: Cần nhớ rằng, mỗi một quyết định sáng suốt được đưa ra sẽ giúp mọi thứ vận hành tốt hơn. Ngược lại, với mỗi quyết định sai, nhà lãnh đạo nói riêng và nhiều người khác có liên quan nói chung sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để khắc phục hậu quả.
- Thay đổi tổ chức: nếu không thể tìm ra cách để thực hiện đầy đủ mọi việc trong vòng 50 giờ/tuần, hãy thay đổi cách thiết kế công việc của cả công ty/tổ chức.
- Học cách bỏ qua tiểu tiết: Hãy thuê những người giỏi, chuyển tải đến họ một tầm nhìn rõ ràng, một sứ mệnh chung và xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Nhờ đó, bạn sẽ không cần phải quản lý vi mô nữa.

Muốn được thành công thì phải thức dậy lúc 4 giờ?

"Hãy chọn những thói quen bạn thích, thiết kế thời khóa biểu phù hợp với mục tiêu, khả năng, điểm mạnh và điểm yếu của bạn để dễ dàng duy trì hơn”, Anisa chia sẻ.


Muốn thành công thì phải thức dậy lúc 4 giờ?

Bạn thường đọc một trong những bí quyết thành công là thức dậy lúc 4 giờ sáng, đến văn phòng lúc 7 giờ. Bạn đã cố thực hiện theo nhưng thất bại, mệt mỏi, không duy trì được thậm chí chỉ trong 1 tuần.
Indra Nooyi là phụ nữ đầu tiên sinh ra bên ngoài nước Mỹ trở thành CEO PepsiCo. Bà đã hai lần được Fortune vinh danh là phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Thói quen nổi tiếng của bà, cũng giống như Jack Dorsey, Arianna Huffington, Barack Obama và Benjamin Franklin, đó là thức dậy rất sớm, bắt đầu ngày làm việc trước hầu hết các đồng nghie.
Anisa Purbasari – nhà chiến lược của Business Insider, từng là một nhân viên chăm sóc y tế, luật sư trong lĩnh vực truyền thông, viễn thông, và công nghệ tại New Zealand – quyết định thực hiện một thí nghiệm để xem có phải chỉ cần thực hiện những thói quen của người thành công bạn sẽ thành công như họ. Cô bắt đầu cài báo thức của mình vào lúc 4 giờ sáng.
Thử nghiệm
Là người thường thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, Anisa vẫn thấy có thể ra khỏi giường sớm hơn 1 tiếng là một thách thức. Thậm chí, cô còn cố gắng sống theo thời khóa biểu của Benjamin Franklin, thực hành theo 13 đức tính của ông, và cô kết luận: “Tôi đã phải vật lộn với cuộc sống của mình. Mọi thứ quá khó và không thể thực hiện ngay”.
Vì thế, thay vì cố gắng thức dậy vào lúc 4 giờ ngay, cô cài đồng hồ lúc 4 giờ 30 và sớm dần 5-10 phút những ngày sau đó. Cũng như vậy, cô tập đi ngủ sớm dần.
Anisa Purbasari cũng cố gắng bắt đầu làm việc lúc 7 giờ như CEO PepsiCo nhưng lại không thoải mái khi cắt giảm 1 giờ rảnh rỗi lẫn một nửa số thói quen buổi sáng như ngồi thiền, uống trà và đọc tin tức để kịp giờ đến văn phòng sớm hơn.
Bà Indra Nooyi - CEO PepsiCo
Kết quả
Cuộc thử nghiệm bắt đầu thực hiện vào thứ Hai và năng suất làm việc vào ngày hôm đó tăng vọt. Thế nhưng, vào ngày thứ Ba năng suất giảm sút một chút do cô vẫn thức dậy sớm nhưng không ngủ đủ giấc.
Vào tối thứ Tư, Anisa đi ăn tối với bạn và về nhà vào lúc 9 giờ 15 phút, khá sớm nhưng không đủ để cô có thể thức giấc lúc 4 giờ 10 phút. Kết quả là cô đã không thể tập trung trong ngày làm việc hôm đó.
Vì vậy, cô đặt báo thức lúc 5 giờ 30 phút, mặc dù cô đã có thể thức dậy sớm hơn 30 phút. Việc ngủ thêm một chút đã thực sự tạo ra sự khác biệt khi cô có thể làm việc hiệu quả bằng cả tuần cộng lại.
Vào đêm thứ Năm, và thứ Sáu của tuần thử nghiệm, cô cảm thấy rất mệt mỏ, thiếu ngủ, mất tập trung khi cố gắng thức dậy quá sớm. Anisa quyết định không theo đuổi mục tiêu thức dậy vào 4 giờ sáng nữa.
Sau một tuần, Anisa nhận ra cách thức thiết lập buổi sáng như thế nào để phù hợp với thói quen của mình. Cô kết luận, cuộc thử nghiệm không hoàn toàn thất bại, và nếu không thể thức dậy vào lúc 4 giờ sáng mỗi ngày thì đó cũng không phải là yếu tố khiến ai đó không thành công.
Bài học
Anisa được học rằng, một người thành công như CEO PepsiCo chỉ cần 3 giờ mỗi sáng để dành cho những thói quen cá nhân. Tuy nhiên khi thực hiện thử nghiệm, cô nhận thấy mình phải cần đến 5 giờ.
Cô cần 15 - 30 phút để ngồi thiền, 30-45 phút để đọc tin tức bên tách trà, tập thể dục trong 1 giờ - 1 giờ 30 phút, chuẩn bị bữa sáng lẫn bữa trưa, lên kế hoạch cho ngày làm việc, sẵn sàng mọi thứ và bắt đầu ngày mới.
Nhiều người có thể cảm thấy buổi sáng với rất nhiều các thói quen như thế là quá “cồng kềnh”. Tuy nhiên, bài học mà Anisa muốn chia sẻ chính là một buổi sáng chậm rãi, chăm chút cho những thói quen, sinh hoạt lành mạnh là điều kiện quan trọng tạo nên một ngày làm việc năng động.
Cô cho biết cần những bài tập thiền giúp tập trung tinh thần. Cô cũng cần tập thể dục để cảm thấy vừa vượt qua một thách thức đầu tiên trong ngày. Sau đó, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo đều được cải thiện rõ rệt. Cô không muốn tập thể dục vào buổi chiều tối vì cảm thấy điều đó giống bị “hành xác” sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Bà Nooyi thức dậy lúc 4 giờ và đến văn phòng lúc 7 giờ bởi vì thói quen đó giúp bà làm việc tốt nhất. Nhưng với Anisa thì không, bởi vì cô cần nhiều thời gian buổi sáng hơn để làm những việc bản thân cảm thấy thoải mái, để sẵn sàng, tràn đầy năng lượng thay vì phải cố gắng theo đuổi mục tiêu của người khác.
"Hãy chọn những thói quen bạn thích, thiết kế thời khóa biểu phù hợp với mục tiêu, khả năng, điểm mạnh và điểm yếu của bạn để dễ dàng duy trì hơn”, Anisa chia sẻ.
Nếu những thói quen không phù hợp với mục tiêu và sự ưu tiên của bạn, bạn sẽ không duy trì được lâu dài. Nhưng điều mà bạn có thể rút ra từ câu chuyện của Anisa là nên thử nghiệm cách mà người thành công đã thực hiện để tìm được "công thức" phù hợp với bản thân. Những thói quen phù hợp sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng và thêm động lực để làm việc hiệu quả hơn.

Có 10 bí quyết để đạt được kết quả tuyệt vời

Một người có vợ con và một khoản nợ phải trả liệu có nên từ bỏ công việc đang làm để theo đuổi đam mê của mình? Chắc chắn là không, hoặc cùng lắm là chỉ có thể theo đuổi đam mê của riêng mình trong những lúc không phải làm việc. 

10 bí quyết để đạt được kết quả tuyệt vời

Trong chúng ta luôn có những cá nhân có khả năng đạt được những thành công to lớn mà những người khác chỉ dám ước mơ. Đó là những người vượt qua được mọi sự hỗn loạn của cuộc sống, đặt ngón tay trên nhịp đập trái tim, hấp thụ sức mạnh của nó và làm chủ mọi thử thách. 

Họ làm chủ cuộc sống với bằng quyết tâm mãnh liệt nhất. Nate Boyer là một trong những người như vậy. Anh là một cựu lính Green Beret và một cầu thủ NFL.

Green Beret (Mũ nồi xanh) là tên lực lượng đặc nhiệm của Lục quân Mỹ, chuyên tác chiến phi quy ước, hoạt động ngầm. Đây là một trong những đơn vị đặc nhiệm quan trọng nhất, nhưng lại ít được biết đến nhất của quân đội Mỹ, nếu so với những đơn vị khác như Seal hay Delta Force.

NFL là chữ viết tắt của cụm từ National Football League - tức Giải Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ.

Bất kể là với danh tính nào trong hai vai trò trên, Nate Boyer cũng đều tuyệt vời. Nếu gộp cả hai lại, anh trở nên siêu việt. Nate là một phần trong 1% những cá nhân tiêu biểu nhất. Người giỏi nhất trong những người giỏi nhất.

Sau đây là 10 cách mà Nate Boyer - một cựu lính Green Beret và cầu thủ bóng bầu dục NFL - suy nghĩ và hành động để hoàn thành nhiệm vụ của mình và đạt được những thành công to lớn:

1. Luôn sợ sự hối hận

Không như hầu hết các cầu thủ NFL ưu tú khác đã làm quen với môn thể thao này ngay từ nhỏ, Nate bắt đầu sự nghiệp bóng bầu dục năm 28 tuổi. Anh chơi cho đội Longhorn của University of Texas và sau đó được đội Seattle Seahawks tuyển.

Thật khó tin và chẳng mấy ai dám dám kỳ vọng nhiều vào Nate khi anh bắt đầu sự nghiệp thể thao ở tuổi 28. Nhưng Nate không ngần ngại cho biết suy nghĩ của mình: “Con người ta cần một mục đích sống… Tôi không muốn sau này phải hối hận vì đã không chơi bóng bầu dục… Chúng ta giống như những con ngựa, đều cần làm một việc gì đó. Nếu không có nhiệm vụ nào cả, chúng ta không có mục đích sống nữa”.

2. Chia nhỏ mục tiêu 

Quá đỗi kinh ngạc với những thành tích của Nate, không ít người thắc mắc về cách mà anh đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Câu trả lời của anh thật đơn giản: “Hãy chia nhỏ nó thành những dạng cơ bản nhất”.

Anh chia sẻ: “Nếu bạn có thể đơn giản hóa những điều tưởng chừng to lớn, cộng thêm sự hy sinh đúng lúc, bạn có thể làm bất cứ việc gì”.
10 bí quyết để đạt được kết quả tuyệt vời doanhnhansaigon
Một Nate Boyer cựu binh Green Beret và một Nate Boyer cầu thủ NFL. Bất kể là với danh tính nào, anh cũng đều tuyệt vời.
Theo Nate, những mục tiêu, mơ ước xa vời và khó khăn thường làm người ta sợ hãi. Họ coi những cầu thủ ưu tú, những sĩ quan cao cấp là một điều gì đó phi thường. Anh tin rằng đây là một sai lầm lớn.

“Họ cũng chỉ là những người bình thường, tập trung và cống hiến hết mình cho một mục tiêu nào đó”, Nate khẳng định.

3. Thay đổi trọng tâm cuộc sống

Nate chia sẻ một lời bình khá uyên thâm: “Con người ta không hiểu được rằng tại sao mình lại được sinh ra trên đời. Với một số người, điều đó thật đáng sợ, nhưng nó cũng có thể là một lời an ủi… Cuộc sống (trong dạng cơ bản nhất của nó) là vô nghĩa. Không ai trong chúng ta biết tại sao mình lại ở đây, vì thế bạn có thể biến nó thành bất cứ thứ gì bạn muốn”.

4. Dành thời gian suy nghĩ

Nate thú nhận rằng mình không hề lập kế hoạch cho năm hay mười năm tới. Cách anh quyết định về việc anh muốn làm tiếp theo là dành ra thời gian để suy nghĩ. Anh nói: “Lúc nào tôi cũng mơ tưởng về tương lai. Đôi lúc là khi đang trong phòng gym, có khi là tìm đến những khoảng yên tĩnh”.

5. Thật sự chắc chắn về điều bạn muốn làm

Nate đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ trong sự nghiệp của mình. Nhưng anh khẳng định rằng thành công mà mình có được là nhờ sự rõ ràng, rành mạch. Nate cũng cho rằng trong cuộc sống có nhiều người chỉ vỗ cánh bay vô phương hướng trong ngọn gió lớn, họ không hiểu mình muốn làm gì trong cuộc sống hay làm cách nào để đạt được mục tiêu.

Vậy làm thế nào để có thể chắc chắn về định hướng và mục tiêu của mình? Nate đưa ra lời khuyên: “Nên gặp gỡ và trò chuyện với càng nhiều người càng tốt”.

Nếu bạn mong muốn một điều gì đó, hãy tìm hiểu mọi thứ về điều này, thông qua tất cả những người mà bạn có cơ hội gặp gỡ.

6. Biết trả lời câu hỏi “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”

Nate đang thực hiện một dự án bí mật. Anh cũng cho biết, anh đã có cơ hội làm việc với một người mà anh luôn mong muốn được làm việc cùng. Đó có phải chỉ là sự may mắn?

Theo Nate thì không, bởi cơ hội chỉ đến khi bạn có đủ điều kiện để nắm lấy nó. Anh kể: “Khi tôi đến dự những buổi gặp mặt, mọi người hỏi tôi họ có thể giúp gì cho tôi, tôi đã không có câu trả lời nào cho họ. Tôi nhận ra rằng nếu mình có một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên, mọi việc sẽ bắt đầu đi vào guồng”.

7. Không nhất thiết phải thật sự thông minh

Sinh năm 1981, Nate mới 35 tuổi, nhưng những gì anh chia sẻ thể hiện một sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Anh đã đạt được thành công cao nhất trong những việc mà anh thực hiện. Nhờ trí thông minh hay nhờ kiến thức?

“Những việc tôi đã làm hoàn toàn ngược lại với sự khôn ngoan. Tôi không phải là người thông minh nhất. Tôi chỉ biết rằng mình sẽ chỉ tồn tại trên trái đất này trong một thời gian ngắn, và tôi muốn thử làm mọi thứ mà tôi thích làm. Chỉ đơn giản vậy thôi!”, Nate chia sẻ.

8. Tận hưởng hành trình của mình

Nate chia sẻ rằng anh đã gặp những người bỏ cuộc giữa chừng vì họ sợ sẽ không thành công. Điều đó làm anh khó chịu. Anh nói rằng anh làm một điều gì đó đơn giản vì anh muốn làm nó, chứ không phải vì thành công của anh sẽ được bảo đảm, và chính hành trình dẫn đến thành quả mới là điều làm anh hạnh phúc.

Nate nói: “Người ta luôn sợ thất bại, và điều này làm tăng nỗi sợ bị đánh giá nếu như họ thật sự thất bại. Sự thật là chẳng ai sẽ quan tâm nếu bạn thất bại. Vì thế sao bạn không thử làm nó đi? Bạn có thể thất bại ở hàng triệu thứ, nhưng có một cuộc sống thú vị vì được thử làm mọi điều bạn thích”.

9. Đôi khi “đi ngược” lại là tốt

Nate đang làm nhiều công việc cùng một lúc. Anh là ông chủ, người điều hành, thành viên nhóm  sáng lập, và Phó chủ tịch của Mission6Zero. Anh cũng trong đội tình nguyện tại Merging Vets and Players và Waterboys.

Khi thảo luận về dự án mới nhất mà anh đang thực hiện, anh nói về một số thành công mà anh đã đạt được: “Trong một số công việc, sự ngây thơ về cách thức thực hiện có thể là một điều tốt”.

Nate tin rằng cố gắng vươn đến và đảo ngược quá trình thực hiện, làm trước rồi tìm ra phương pháp sau, chính là một nửa của sự thú vị.

10. Thử mọi khả năng


Một người có vợ con và một khoản nợ phải trả liệu có nên từ bỏ công việc đang làm để theo đuổi đam mê của mình? Chắc chắn là không, hoặc cùng lắm là chỉ có thể theo đuổi đam mê của riêng mình trong những lúc không phải làm việc.

Nhưng theo Nate thì “Mọi người cần thử mọi khả năng. Ngay cả khi thất bại, bạn vẫn là một người đã hành động”.

7 dấu hiệu cho thấy bạn là người thành công nhất

Người thành công là người sống có mục đích. Điều đó thể hiện ra ở thái độ hào hứng, nhiệt huyết, đam mê và không sợ hãi. Những người thành công chia sẻ niềm đam mê của mình với những người khác.


7 dấu hiệu cho thấy bạn là người thành công

Thay vì tự so sánh với Steve Jobs, Richard Branson hay Taylor Swift..., bạn có thể tự tin rằng mình là người thành công với những dấu hiệu sau đây.
Nếu bạn là doanh nhân và tự so mình với Richard Branson, hiển nhiên bạn là người thua cuộc. Tương tự, nếu là ca sĩ và đặt lên bàn cân với Taylor Swift (đặc biệt là nếu so sánh mức thu nhập), bạn sẽ thất bại. Và nếu mục đích của bạn là thay đổi thế giới thì tốt nhất đừng nên đem mình ra so với Steve Jobs.
Việc so sánh chính là vấn đề. Bất kể bạn cảm thấy mình thành công như thế nào, luôn luôn có một người khác thành công hơn bạn. Họ sẽ thông minh hơn, giỏi hơn, giàu hơn hoặc có vẻ hạnh phúc hơn. Vì vậy, hãy dừng ngay việc tự so sánh lại và tập trung hơn vào chính bản thân mình. Dưới đây là một số dấu hiệu chứng tỏ là người thành công mà bạn không ngờ tới:
Có đủ tiền để tự mình đưa ra những quyết định tích cực
Một số người chỉ có thu nhập đủ trang trải mức sống. Tệ hơn, nhiều người buộc phải đưa ra quyết định dựa trên so sánh các nhu cầu cần thiết.
Nếu bạn kiếm đủ tiền và không tiêu quá nhiều, bạn có quyền quyết định sẽ làm gì với số tiền dôi ra đó – có thể là đầu tư, đi nghỉ hoặc tham gia một lớp học… tất cả những gì bạn thích thay vì bắt buộc – thì lúc đó bạn chính là người thành công. Đó là bởi bạn không những thoát khỏi tình trạng không có một xu tiết kiệm mà còn có thể tận dụng số tiền dư ra để khiến mình trở nên thành công hơn.
Có bạn thân
Tình bạn thân thiết càng ngày càng ít đi. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng bạn bè cảm thấy có thể thảo luận những vấn đề quan trọng đã giảm xuống, từ mức trung bình 2,94 nay chỉ còn 2,08 trong vòng 20 năm trở lại đây (quá nhiều nếu so với sức mạnh của mạng xã hội)
Nếu bạn có hơn hai hoặc ba người bạn thân, hãy cảm thấy hạnh phúc, không chỉ bởi việc sở hữu các mối quan hệ xã hội mà còn bởi hiệu ứng tích cực của nó tác động tới tuổi thọ sẽ gấp đôi việc bạn tập thể thao hay bỏ thuốc lá.
Có quyền lựa chọn những người xung quanh
Một số người có những nhân viên dưới quyền chỉ khiến họ phát điên. Trong khi những người khác lại có các khách hàng thực sự đáng ghét. Hoặc số khác thì phải quen những kẻ ích kỷ, gàn dở, chỉ biết đến bản thân mình. Điều quan trọng ở chỗ: họ quyết định mình sẽ hợp tác với ai, dù là quan hệ công việc hay cá nhân.
Những người thành công thường thu hút những người thành công khác. Người chăm chỉ thu hút người chăm chỉ. Người tốt thì thường chơi với người tốt. Còn những nhân viên giỏi thì chỉ muốn làm việc cho những ông sếp giỏi.
Nếu những người xung quanh bạn muốn gắn bó với bạn thêm nữa, điều đó chứng tỏ bạn là người thành công. Còn nếu không, đã đến lúc bạn phải bắt đầu thay đổi.
Nhận thấy thất bại là cơ hội để rèn luyện
Thất bại rất tồi tệ nhưng đó cũng là cách tốt nhất để bạn học hỏi và phát triển. Sẽ luôn có những trải nghiệm, thử thách và khó khăn – nhưng cuối cùng sự kiên trì sẽ chiến thắng tất cả.
Bất cứ người nào thành công cũng đều từng nếm trải thất bại, không chỉ một lần. Vì vậy, hãy coi thất bại là một cơ hội – bạn làm chủ nó, học hỏi từ nó và chịu trách nhiệm đảm bảo rằng từ lần sau kết quả sẽ khác hoàn toàn – đó chính là lúc bạn thành công. Và bạn sẽ càng thành công hơn nữa bởi bạn không bao giờ ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân mình.
Không đòi bất cứ điều gì
Những người cảm thấy thành công không phải là những người thiếu thốn. Họ chấp nhận sự giúp đỡ nếu được đề nghị tuy nhiên, họ cảm thấy mình không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Trên thực tế, họ tập trung vào những việc mà họ có thể là được cho người khác.
Để người khác nhận hết sự chú ý.
Bạn có thể tự mình làm hết mọi công việc, làm được những điều tuyệt vời và tận hưởng thành quả của bản thân. Tuy nhiên nếu như bạn không tìm kiếm những lời khen ngợi hoặc giải thưởng, điều này có nghĩa bạn là người thành công. Bạn cảm thấy tự hào về bản thân mình. Bạn không cần vinh quang hay giải thưởng, điều quan trọng là biết rằng mình đạt được những gì. Bạn được sự công nhận từ người khác nhưng không nhất thiết phải cần có nó.
Sống có mục đích
Người thành công là người sống có mục đích. Điều đó thể hiện ra ở thái độ hào hứng, nhiệt huyết, đam mê và không sợ hãi. Những người thành công chia sẻ niềm đam mê của mình với những người khác.
Tìm thấy mục tiêu tức là bạn đã tìm thấy điều gì đó thôi thúc, truyền cảm hứng, khiến bạn hào hứng muốn khám phá và đạt được. Điều này đồng nghĩa với việc bạn là người thành công, bất kể là số tiền kiếm được bao nhiêu hay người khác nghĩ như thế nào. Vì sao ư? Đó là bởi bạn đang sống theo cách của mình – và đó chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của thành công. 

Thói quen mỗi ngày giúp tạo nên công ty tỷ đô


Hãy bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng trước khi bất kỳ ai khác thực hiện nó, và làm việc chăm chỉ mỗi ngày để trở thành người dẫn đầu. Tỷ phú Richard Branson chỉ đơn giản là quyết định tiến lên phía trước và làm một điều gì đó mới mẻ trong tình trạng vẫn còn quá nhiều nghi vấn. Ông vẫn “xắn tay áo lên để làm” và tin rằng sẽ có thể giải đáp dần những câu hỏi.

7 thói quen mỗi ngày giúp tạo nên công ty tỷ đô
Để xây dựng công ty tỷ đô, nhà sáng lập buộc phải có tư duy tỷ đô, đồng thời phải thực hành một số thói quen mà khoa học đã chứng minh là mẫu số chung của những doanh nhân giàu có trên khắp thế giới.
Theo Chirag Kulkarni – CEO của Insightfully (công ty chuyên dùng trí tuệ nhân tạo để tìm ra những kỹ năng nhân viên cần có để giúp doanh nghiệp phát triển), thực hành theo 7 thói quen sau đây mỗi ngày dù không đảm bảo 100% sẽ giúp doanh nhân xây dựng được công ty tỷ đô, nhưng việc bỏ qua chúng thì chắc chắn sẽ khiến họ không thể tạo nên một công ty thành công.
1. Đọc
Việc đọc sẽ mang đến những kiến thức quan trọng và những cơ hội mới mẻ có thể giúp doanh nhân "nâng cấp" công ty họ lên một mức độ thành công cao hơn.
Các tỷ phú thường “ngốn” rất nhiều sách cũng như các loại tài liệu khác trong một khoảng thời gian ngắn. Tỷ phú Warren Buffett dành phần lớn thời gian trong ngày để đọc sách, báo và các nội dung trực tuyến để hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh và các yếu tố tác động đến những quyết định đầu tư chiến lược.
2. Làm việc vì bị... ám ảnh
Những người thành công luôn có đam mê, nhưng những người muốn công ty phát triển vượt bậc thực sự bị ám ảnh bởi những điều mình đang làm. Niềm đam mê liên quan đến việc bạn truyền đạt cho người khác những gì mình đang làm, còn nỗi ám ảnh là điều nằm sâu bên trong. Chẳng hạn việc thức suốt đêm để xây dựng kế hoạch chiến lược cho công ty cho thấy nỗi ám ảnh của bạn và bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn những người khác. Tuy nhiên, một điều nên lưu ý là đừng để bản thân bị “quá tải”.
3. Gặp gỡ
Hãy dành thời gian để gặp gỡ ai đó mỗi ngày. Họ không nhất thiết phải hoạt động trong lĩnh vực của bạn, hoặc thậm chí có thể không phải là doanh nhân. Điều quan trọng là chúng ta sẽ hiểu hơn về những người khác, những góc nhìn khác trong cuộc sống. Đây là cách tốt nhất để học một điều mới và hiểu thêm về những khía cạnh khác trong việc phát triển kinh doanh, nhìn nhận mọi thứ một cách đa dạng hơn, giúp doanh nhân thu hút nhân tài, xác định và điều chỉnh đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn.
4. Khiêm tốn
Những người thành công hàng đầu thường là người khiêm tốn, vì họ tập trung vào những người khác, thay vì dành thời gian để quảng bá những gì mình đang làm. Đó là lý do vì sao nhiều người đều cảm thấy ngạc nhiên khi biết Mark Zuckerberg là tỷ phú.
Bạn không cần phải chứng minh bất kỳ điều gì với người khác, hãy đặt toàn bộ năng lượng vào việc giúp công ty thành công hơn. Các tỷ phú đều biết rằng họ không làm việc chỉ vì bản thân mà là để thay đổi thế giới hoặc làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn, và họ không cần tìm kiếm sự tán thành và ngưỡng mộ vì điều đó.
Mỗi ngày, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn may mắn như thế nào khi ở vị trí hiện tại và đừng quên những người từng giúp đỡ mình và công ty.
5. Đặt câu hỏi
Bạn chỉ có thể giúp công ty đạt được cấp độ thành công cao hơn nếu bạn không bao giờ hài lòng với kết quả hiện tại. Khi đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời về mọi thứ, bạn đang bước gần hơn đến việc “nâng cấp” doanh nghiệp mình lên thành công ty tỷ đô, cũng như “nâng cấp” bản thân từ triệu phú lên thành tỷ phú.
6. Kết nối
Một tỷ phú luôn hiểu sự cần thiết của việc kết nối với những người khác, chẳng hạn như tìm kiếm sự hỗ trợ công việc từ các cố vấn, đối tác và nhiều bên có liên quan khác. Họ luôn nhìn thấy cách mà những người khác có thể giúp công ty mình nâng cao doanh thu và từ đó tạo ra công ty trị giá hàng tỷ đô la.
Mỗi ngày, hãy tìm cách tạo ra một sự kết nối mới ngoài đời thực hoặc trên internet thông qua mạng lưới các mối quan hệ công việc.
7. Bắt đầu
Hãy bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng trước khi bất kỳ ai khác thực hiện nó, và làm việc chăm chỉ mỗi ngày để trở thành người dẫn đầu. Tỷ phú Richard Branson chỉ đơn giản là quyết định tiến lên phía trước và làm một điều gì đó mới mẻ trong tình trạng vẫn còn quá nhiều nghi vấn. Ông vẫn “xắn tay áo lên để làm” và tin rằng sẽ có thể giải đáp dần những câu hỏi.
Khi có một số ý tưởng về điều gì đó và cảm thấy đã sẵn sàng, hãy bắt tay vào làm. Các tỷ phú luôn là người tiên phong của một mô hình kinh doanh nào đó. Hãy bắt đầu điều gì đó mới mẻ mỗi ngày, dù cho chỉ là một sở thích hoặc một thói quen rèn luyện sức khỏe mới.


Các "bài thuốc" giúp cải thiện sự tự tin

Học cách nói không và hãy để cho người khác biết những giới hạn của bạn. Nếu cần thiết, bạn có thể theo học những lớp huấn luyện giúp bạn quyết đoán hơn và học cách đòi hỏi những điều bạn muốn. Càng kiểm soát được bản thân, càng tin tưởng cuộc sống này là của chính bạn, bạn sẽ càng tự tin hơn.


10 "bài thuốc" giúp cải thiện sự tự tin

Không ai sinh ra với sự tự tin sẵn có và vô hạn. Vì thế, nếu có ai đó trông thật tự tin, mạnh mẽ thì đó là do họ đã nỗ lực rèn luyện không ngừng.
Điều đó có nghĩa là chỉ cần luyện tập, bạn cũng sẽ trở thành người tự tin, giải phóng bản phân khỏi những kiềm hãm trong cuộc sống để bước đến thành công. 
Tự tin là một thứ cần được xây dựng và bảo vệ, bởi những khó khăn trong cuộc sống hay thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh sẽ sẵn sàng đè bẹp sự tự tin của bất cứ ai. Đầu tiên, nội tâm sẽ là những nhà phê bình dai dẳng nhất khiến bạn nghi ngờ về chính bản thân mình. Sau đó, rất nhiều sự tác động đến từ những người xung quanh, từ đối thủ đến thậm chí cả người thân thiết nhất, đều có thể trở thành yếu tố “bắn phá” sự tự tin của bạn. Và đó là khi bạn có trách nhiệm xây dựng cũng như bảo vệ sự tự tin.
Theo Entrepreneur, những bài học, chương trình huấn luyện tại các Vườn ươm chỉ ra rằng, một doanh nhân muốn thành công cần phải hạn chế bị xấu hổ, khắc phục sự nhạy cảm, giữ vững lập trường, không dễ bị lay chuyển trước ngoại cảnh mới có thể vượt qua các trở ngại trên con đường kinh doanh. Và dưới đây là 10 "bài thuốc" để bạn xây dựng và bảo vệ sự tự tin:
1. Hình dung về chính bạn như bạn muốn
Tác giả nổi tiếng Napoleon Hill từng nói, điều gì tâm trí nhận thức và tin tưởng thì điều đó có thể thành sự thật.
Hình dung về bản thân là kỹ thuật nhìn thấy hình tượng mà bạn muốn hướng đến. Nó khiến bạn tự hào, thích thú. Một nguyên nhân khiến bạn nhút nhát, kém tự tin là vì bạn đã nhìn nhận về bản thân thấp kém, không đủ tốt hoặc bạn không tin rằng bạn có thể trở nên giỏi hơn. Thế nhưng, những sự tự nhận thức đó lại thường không chính xác. Thực hành hình dung về một phiên bản tuyệt vời của mình trong tương lai khiến bạn có mục tiêu và động lực để phấn đấu.
2. Khẳng định bản thân
Chúng ta có xu hướng cư xử phù hợp với hình ảnh mà bản thân đang sở hữu. Ví dụ, bạn xem mình là một người sang trọng, bạn sẽ có cách ứng xử phù hợp với hình ảnh do chính bạn tạo ra. Vì thế, cách để thay đổi gốc rễ sự tự tin hay bất cứ tính cách nào đó là hãy thay đổi cách tự nhìn nhận về chính mình.
Khẳng định chính mình là cách cài đặt sự tích cực, nâng cao tinh thần của bạn. Bạn có thể nói to điều mình muốn để khắc sâu thêm vào tâm trí mục tiêu của bạn. Khi bạn lặp đi lặp lại một điều gì đó nhiều lần, tâm trí bạn sẽ tin vào điều đó.
Bí quyết để bộ não chấp nhận điều tích cực nhanh chóng hơn là hãy cài đặt những cụm từ khẳng định vào những câu hỏi. Ví dụ, thay vì nói “Tôi là một người giỏi thuyết phục”, bạn hãy đặt câu hỏi: “Tại sao tôi là người giỏi thuyết phục”. Não sẽ có xu hướng làm việc để tìm kiếm câu trả lời và không phân tích xem câu hỏi đó có hợp lý không. Bằng một cách rất tự nhiên, bạn chấp nhận chính bản thân mình với những ý nghĩa tích cực hơn.
3. Làm điều bạn sợ mỗi ngày
Cách tốt nhất để vượt qua sự sợ hãi là đối mặt với nó. Bằng cách làm một điều gì đó mà bạn sợ hãi mỗi ngày, đạt được những kinh nghiệm từ chính nỗi sợ đó sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn. Vì thế, bạn hãy vượt qua vùng an toàn và đối mặt với nỗi sợ của mình.
4. Hạn chế "quyền lực" của nhà phê bình nội tâm 
Thực tế cho thấy, người phê bình bạn khắc nghiệt nhất lại là chính là nội tâm của bạn. Nếu bạn rơi vào trạng thái kém tự tin, rất có thể nguyên nhân là do“nhà phê bình” trong bạn đang làm việc quá chăm chỉ và không chính xác.
Để khắc phục, bạn hãy tìm cơ hội để chúc mừng và khen thưởng chính mình, ngay cả đối với những thành công nhỏ nhất.
5. Thách thức nỗi sợ bị từ chối
“Không ai có thể khiến bạn cảm thấy bị thua kém nếu không được sự đồng ý của bạn”, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Eleanor Roosevelt.
Jia Jiang trở nên nổi tiếng nhờ một dự án xây dựng các tình huống bắt anh đối mặt với sự từ chối trong 100 ngày. Dự án hình thành sau khi anh bị đả kích do bị một nhà đầu tư tiềm năng từ chối. Từ đó, anh quyết tâm giảm bợt sự nhạy cảm của bản thân mỗi khi bị ai đó từ chối, hoặc phán xét mình.
Phá vỡ sự sợ hãi là việc làm không dễ dàng nhưng nếu bạn muốn khắc phục sự thiếu tự tin, bạn cần tập thói quen “bình thường hóa” trước mỗi lần bị từ chối.
6. Thúc đẩy mình để giành thắng lợi
Nhiều người cảm thấy chán nản vì khả năng hạn hẹp của mình mà nguyên nhân không phải họ kém cỏi mà là do họ đã đặt mục tiêu quá khó. Do đó, bạn nên đặt những mục tiêu nhỏ, dễ dàng đạt được hơn. Niềm vui từ những thành công nhỏ sẽ là vật liệu quan trọng để bạn xây dựng sự tự tin vững chắc hơn trước khi đối mặt với mục tiêu khó khăn hơn.
Thay vì tập trung vào danh sách những việc phải làm, bạn hãy nhớ về những thành tựu đã đạt được, củng cố niềm tin về kỹ năng của mình.
7. Giúp đỡ ai đó
Giúp đỡ người khác thường giúp bạn ít nghĩ về bản thân mình hơn và biết ơn về những gì bạn đang có. Điều này cũng giúp bạn thấy mình khác biệt. Thay vì tập trung vào những điểm yếu của mình, bạn hãy tình nguyện giúp đỡ, cho lời khuyên, tư vấn cho ai đó và nó khiến bạn thấy tự tin một cách tự nhiên.
8. Chăm sóc chính mình
Sự tự tin phụ thuộc vào sự kết hợp sức khỏe thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội. Thật khó để cảm thấy yêu thích bản thân nếu bạn không hài lòng với vóc dáng của mình, hoặc cảm thấy năng lượng dưới mức trung bình, khiến bạn uể oải.
Hãy dành thời gian để trau dồi thói quen tập thể dục, ăn uống và chăm sóc giấc ngủ. Đồng thời cũng có câu nói: “Quần áo tạo nên người đàn ông”, vì thế hãy ăn mặc theo phong cách mà bạn muốn, tạo ra một hình tượng mà bạn mơ ước. Chăm sóc cho những nhu cầu, sở thích, ước mơ của bạn cũng là cách xây dựng sự tự tin.
9. Tạo ranh giới cá nhân
Học cách nói không và hãy để cho người khác biết những giới hạn của bạn. Nếu cần thiết, bạn có thể theo học những lớp huấn luyện giúp bạn quyết đoán hơn và học cách đòi hỏi những điều bạn muốn. Càng kiểm soát được bản thân, càng tin tưởng cuộc sống này là của chính bạn, bạn sẽ càng tự tin hơn.
10. Nhận thức mọi người bình đẳng
"Muốn trở thành một ai đó chính là lãng phí con người chính bạn", ngôi sao Marilyn Monroe.
Những người kém tự tin lại thường thấy người khác tốt hơn và xứng đáng hơn họ. Thay vì có nhận thức này, bạn cần thấy mọi người bình đẳng, không ai tốt hơn hay xứng đáng hơn bạn. Bạn cần thay đổi nhận thức, công nhận sự bình đẳng sẽ giúp bạn cải thiện sự tự tin.

Yếu tố chính để có cuộc sống thành công


Đừng nói không với một cơ hội để thực sự sống. Đừng trì hoãn, hãy cố gắng hết sức. Những cơ hội dành cho điều thú vị tinh tế qua đi nếu bạn không nắm lấy chúng khi chúng xuất hiện.

5 yếu tố chính để có cuộc sống thành công

Sinh ra trong một gia đình nông dân, bỏ học đại học chỉ sau một năm, khánh kiệt năm 25 tuổi, 6 năm sau trở thành triệu phú. Đó là một phần cuộc đời của Jim Rohn - một doanh nhân và là một trong những diễn giả nổi tiếng thế giới.

Ông kể về cuộc đời mình:

“Tôi lớn lên ở một ngôi làng nhỏ ở Idaho (Hoa Kỳ). Tôi tốt nghiệp trung học và vào đại học được một năm thì bỏ học. Năm 19 tuổi, tôi có việc làm và ngu ngốc nghĩ rằng, nếu tôi đủ khôn ngoan để có được một công việc, thì nghĩa là tôi đã đủ khôn ngoan rồi. Sau đó tôi gặp một quý cô trẻ đẹp… Chúng tôi bắt đầu cuộc sống gia đình, và dần dần chúng tôi thụt lùi.

Tôi làm việc cật lực, nhưng chúng tôi chi tiêu nhiều hơn thu nhập. Tôi chẳng đầu tư gì cho tương lai của mình cả. Các chủ nợ hối thúc, tôi tuyệt vọng, tôi khánh kiệt và tìm cách cải thiện tình hình khi tôi 25 tuổi…

Thế rồi vận may đã đến với tôi. Tôi gặp một người đàn ông giàu có, ông Earl Shoaff. Một người bạn của tôi làm việc cho ông ấy và giới thiệu tôi với ông. Trong vòng vài phút gặp mặt, ông đã khiến tôi mở mang tầm mắt. Ông giàu có nhưng rất gần gũi, dễ nói chuyện, và tôi đã bị ấn tượng bởi triết lý sống đặc biệt của ông.

Sau đó tôi nghĩ rằng cách để thay đổi số phận của mình là ở cạnh một người như vậy và học hỏi từ ông ấy. Ước mơ của tôi thành sự thật, ông Shoaff thuê tôi và tôi đã làm nhân viên của ông được 5 năm trước khi ông qua đời. Trong thời gian này ông đã dành thời gian để chỉ bảo tôi và truyền cho tôi những kiến thức về việc làm thế nào ông có được cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc.

Tôi biết ông chỉ học đến lớp chín. Ông chưa từng học đại học nhưng những điều ông nói với tôi đã thay đổi cuộc đời tôi, thay đổi hình hình tài chính của tôi, thay đổi tất cả mọi thứ. Lúc tôi 31 tuổi, tôi đã là một triệu phú. Ông Shoaff đã dạy tôi về kinh tế học, nhưng quý giá hơn cả là những cuốn sách ông đã bảo tôi đọc, những điểm cần thay đổi trong tính tình và cách ăn nói của tôi mà ông đã chỉ ra.

Tôi sẽ luôn biết ơn ông vì những gì ông đã dạy cho tôi”.
Diễn giả Jim Rohn doanhnhansaigon
Diễn giả Jim Rohn. Nguồn: vivaelnetworking
Sau khi đã trở thành một nhà kinh doanh thành công, Jim Rohn được mời chia sẻ câu chuyện của mình ở nhiều nơi. Dần dần, ông trở thành diễn giả được tín nhiệm.

Jim Rohn nói rằng “Những hiểu biết về cuộc đời và kinh doanh mà tôi có là kết quả của một quá trình lâu dài được tiếp cận với nguồn ý tưởng phong phú và dồi dào từ những người khác”, và ông chỉ là người “diễn đạt những ý tưởng cũ theo những cách mới”. Nhưng sự tác động sâu sắc của những gì ông nói và viết đối với nhiều người - bao gồm những nhân vật được cả thế giới biết đến như nhà sáng lập Herbalife Mark R.Hughes, diễn giả Anthony Robbins, diễn giả Brian Tracy… - xác tín một điều: Jim Rohn là diễn giả có ảnh hưởng nhất thế giới.

The keys to succes (bản tiếng Việt là Chìa khóa thành công do Thaiha Books giữ bản quyền) là cuốn sách mà Rohn đưa vào đó những “hướng dẫn nhỏ” mà người đọc có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, từ sự nghiệp, gia đình, đến cả việc chăm sóc bản thân, để có thể đạt được những kết quả cụ thể. Những kết quả cụ thể là những viên gạch tạo nên con đường thành công.

Một phần trong Chìa khóa thành công là Những yếu tố chính để có một cuộc sống thành công:
Chìa khóa thành công doanhnhansaigon
1/ Triết lý

Điều này xuất phát từ việc sử dụng tâm trí của bạn để suy nghĩ về cách xử lý những ý tưởng và thông tin. Quá trình này thiết lập một hệ thống chỉ dẫn để chúng ta làm chủ cuộc sống về mặt tình cảm, kinh tế, tinh thần, và mọi mặt khác. Điều đó là cần thiết để tránh những nguy cơ và tận dụng lợi thế của những cơ hội.

Bạn cần một hệ thống chỉ dẫn tốt mỗi khi bước ra khỏi cửa. Nếu hệ thống chỉ dẫn của bạn bị lỗi, bạn sẽ mắc phải những sai sót nghiêm trọng khi phán đoán. Hệ thống này cần phải được liên tục cải thiện.

Triết lý là yếu tố quan trọng trong cách cuộc sống của bạn vận hành - chiếc xe bạn lái, nơi bạn sinh sống, những gì bạn khoác lên mình, những gì bạn kiếm được.

Trước đây tôi đã không nghĩ đến điều đó. Khi tôi 25 tuổi và rơi vào cảnh túng thiếu, tôi đã lập một danh sách những lý do khiến cuộc sống của tôi không được tốt đẹp. Tôi đổ lỗi cho chính phủ, các khoản thuế, những mối quan hệ tiêu cực, hôn nhân, thời tiết. Thầy tôi không chấp nhận danh sách những nguyên nhân gián tiếp của tôi. Ông nói với tôi rằng vấn đề với danh sách của tôi là không có tên tôi trong đó. Tôi đang chờ đợi một cơn gió đưa tôi tới nơi tôi muốn đến.

Tất cả chúng ta đều cần một cơn gió đưa chúng ta tới ước mơ của mình, nhưng chúng ta chẳng thể làm được gì nhiều với cơn gió đó. Chúng ta không thể thay đổi nó, nhưng chúng ta có thể đón lấy nó. Nếu bạn đang chờ đợi một cơn gió mạnh thổi tới, bạn cần phải căng buồm để tận dụng tối đa sức gió. Đó chính là triết lý sử dụng tâm trí suy nghĩ để có thể tinh chỉnh việc căng buồm của bạn.

Những cuộc nói chuyện với những người mà bạn ngưỡng mộ, những cuộc đối thoại từ những bộ phim hay, lời bài hát, bài giảng, tài liệu và những buổi hội thảo, tất cả có thể giúp bạn liên tục cải thiện hệ thống chỉ dẫn và căng một cánh buồm chuẩn hơn.

Thầy tôi đã giúp tôi căng một cánh buồm tốt hơn, và đời sống kinh tế sáu năm tiếp theo của tôi đã đi từ túng thiếu đến giàu có. Tại sao? Không phải vì gió đã đổi chiều mà vì tôi đã căng buồm tốt hơn so với khi tôi ở tuổi 19 tới 25. Tất cả những yếu tố khác trong cuộc sống của tôi đều giống như trước, nhưng tôi đã thay đổi.

Chúng ta không biết gió sẽ thổi theo hướng nào nhưng bạn có thể căng buồm lên, điều đó sẽ giúp bạn tránh những tảng đá mà người khác mắc cạn. Trong khi những người khác chỉ đơn giản là đang kiểm tra hướng gió, thì bạn có thể chuyên tâm vào việc tự học hỏi để có thể đón lấy bất cứ cơn gió nào thổi bạn đến với những giấc mơ của mình.

2/ Thái độ

Hãy có một thái độ tốt về quá khứ. Hãy đối xử tốt với quá khứ như thể nó là một ngôi trường hay, một người thầy mà bạn có thể học hỏi. Đừng để quá khứ đánh bại bạn, mà hãy để nó dạy cho bạn những bài học. Đừng chịu đựng nó như một gánh nặng. Nếu bạn nặng nhọc mang vác quá khứ, bạn sẽ trở nên quá mệt mỏi để tận dụng tối đa những cơ hội. Nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bạn có thể đã mắc phải những sai lầm nhưng tất cả chúng ta ai cũng vậy! Điều đó tạo ra kinh nghiệm và chúng ta có thể học hỏi từ đó.

Bạn cảm thấy thế nào về tương lai là điều rất quan trọng. Hãy có một thái độ lạc quan hướng đến tương lai. Bạn cần có một đích đến trong tâm trí, vì nếu bạn không biết mình sẽ đi đâu, thì làm sao bạn biết được khi nào mình mới đến nơi. Bạn sẽ không biết khi nào mình thành công! Hãy đề ra những mục tiêu.

Tương lai là lời hứa.


Lời hứa này là một tác động mạnh mẽ nhưng bạn phải sẵn sàng để trả giá cho tương lai ở hiện tại. Không có gì là miễn phí. Mọi thứ đều có giá của nó. Nhưng hãy nhớ, nếu lời hứa rõ ràng, thì cái giá phải trả cũng dễ chịu. Nếu bạn có thể nhìn thấy lời hứa hẹn trong tương lai, thì cái giá cũng nhẹ nhàng và bạn sẽ sẵn sàng trả.

Hãy cư xử có giáo dục với mọi người.


Bạn không thể thành công nếu chỉ có một mình. Hiếm có nhà ẩn dật nào mà lại giàu có. Mỗi người đều cần đến mọi người. Một người không thể tạo ra một dàn nhạc giao hưởng, một doanh nghiệp hay một nền kinh tế. Cần đến tất cả chúng ta để tạo nên giá trị, tiền bạc, những tổ chức, những thứ mang lại những điều tốt đẹp cho tất cả chúng ta và bạn phải học cách biết ơn tất cả mọi người. Hãy học cách biết ơn sự đóng góp của mọi người. Hãy quý trọng tài năng của mọi người vì cần có chúng để mỗi cá nhân được thành công.

Cảm nhận về bản thân cũng là điều quan trọng.

Lòng tự trọng là quan trọng nhất trong bước tiến hướng tới thành công. Bạn phải nâng cao lòng tự trọng và giá trị bản thân. Tôi tin rằng lòng tự trọng bị suy giảm do thiếu những kỷ luật đơn giản. Nếu bạn phải làm việc gì đó và có thể làm nhưng bạn lại không làm thì sau đó việc thiếu kỷ luật này làm xói mòn dần lòng tự trọng.

Thật dễ để không làm việc gì đó mà chúng ta nên làm. Lòng tự trọng sẽ bắt đầu bị giảm dần khi bạn không làm hết sức mình và rũ bỏ trách nhiệm. Đây là điểm khởi đầu cho sự tuột dốc. Đây luôn là một thử thách cá nhân. Xã hội không cần biết bạn có trở nên tự do tài chính hay quan tâm đến sức khỏe của bản thân hay không, bạn mới là điểm mấu chốt. Xã hội sẽ không trừng phạt bạn nếu bạn dễ dãi với bản thân, nhưng sự xao lãng sẽ hủy hoại tất cả chúng ta. Sự xao lãng sẽ đánh bại tất cả mọi người và ngăn cản chúng ta trước những cơ hội. Sự xao lãng giống như vết nhiễm trùng mà nếu không xử lý thì sẽ tiến triển thành một căn bệnh. Một lần xao lãng dẫn đến những lần khác giống như hiệu ứng domino.

Xao lãng tình trạng kinh tế của mình và bạn sẽ sớm xao lãng sức khỏe. Xao lãng sức khỏe và bạn có thể sẽ xao lãng các mối quan hệ bạn bè. Xao lãng các mối quan hệ bạn bè và bạn có thể sẽ sớm thấy rằng bạn xao lãng gia đình mình…

Nhưng lòng tự trọng có thể phục hồi chỉ với những kỷ luật đơn giản. Và một kỷ luật đơn giản cũng sẽ dẫn đến những kỷ luật khác. Hãy bắt đầu bằng việc ăn một quả táo mỗi ngày vì sức khỏe của bạn, rồi bạn cũng sẽ sớm đi bộ quanh khu phố.

Kỷ luật đơn giản sẽ tái xây dựng lòng tự trọng, thay đổi và khiến nó trở nên tích cực. Trước khi sức khỏe của bạn được cải thiện nhờ kỷ luật thì bạn đã nâng cao lòng tự trọng của mình lên rồi.

Hãy bắt đầu với kỷ luật đơn giản là viết nhật ký hằng ngày và bạn sẽ sớm thu xếp được thời gian để đọc một đoạn trong một cuốn sách mới. Bạn sẽ chú ý hơn đến đoạn thoại trong một bộ phim hay lời bài hát. Bạn sẽ chú ý tới cuộc sống hơn. Những điều đơn giản này là những viên gạch đầu tiên vì tất cả những kỷ luật đều tác động đến nhau. Mọi thứ đều quan trọng. Một số thứ quan trọng hơn những thứ khác, nhưng không có gì là không quan trọng cả.

Tin tốt là mỗi kỷ luật mới đều ảnh hưởng đến kỷ luật còn lại, và tạo ra những kỷ luật mới. Một quả táo mỗi ngày có thể tạo ra những thói quen tốt cho sức khỏe, những thói quen cho bạn năng lượng để làm mới tình bạn và bạn sẽ nhanh chóng có tiến triển. Dù bạn làm gì thì cũng đừng dễ dãi với bản thân.

3/ Hoạt động

Cuộc sống mới đến từ lao động, chứ không phải chỉ đến từ những ý tưởng và thông tin. Một họa sĩ hay kiến trúc sư vĩ đại có thể có những ý tưởng thiên tài và đầy cảm hứng, nhưng nếu họ không cầm cây cọ vẽ hay chiếc bút chì lên thì sẽ chẳng có bức tranh hay tòa nhà nào cả. Không có việc kinh doanh nào thiếu được hoạt động - gọi điện thoại, bán hàng, gõ cửa từng nhà - cho dù kế hoạch kinh doanh có tuyệt vời đến mức nào.

Không có lao động thì không có thực tại. Có câu “Không bỏ mồ hôi công sức thì không có thành quả”. Hãy nghĩ đến bà mẹ trải qua cơn đau chuyển dạ để “tạo ra một cuộc đời mới”. Nếu bạn muốn tạo ra một cuộc đời mới cho bản thân, bạn sẽ cần lao động. Chỉ khẳng định thôi là không đủ. Sự khẳng định mà không có kỷ luật là khởi đầu của ảo tưởng, nhưng cam kết nỗ lực sẽ tạo ra điều kỳ diệu của cuộc sống mới.

Để tạo ra điều kỳ diệu, bạn cần làm hai điều:

Thứ nhất, hãy làm những gì bạn có thể.

Một nhà tiên tri cổ nói rằng: “Nếu bàn tay bạn thấy có việc gì để làm, hãy làm đi”. Đừng xao lãng. Nếu phải gọi một cuộc điện thoại, hãy gọi ngay. Nếu cần nói chuyện với ai, hãy làm ngay. Tuyệt đối không xao lãng.

Hãy tự hỏi: “Những việc tôi không làm có dễ làm không? Điều đó có ảnh hưởng lớn đến sự giàu có và sức khỏe của tôi không?”. Bạn không đang yêu cầu bản thân làm những điều bất khả thi. Chỉ là đừng xao lãng với những gì bạn có thể làm. Chẳng hạn, nếu bạn mong muốn học ngoại ngữ, hãy cam kết với bản thân học ba từ mỗi ngày. Điều đó tương ứng với 1.000 từ mỗi năm. Điều này vừa dễ vừa không dễ thực hiện. Những gì dễ làm thì thường cũng dễ bị xao lãng. Hãy nhắc nhở bản thân rằng không phải là bạn đang cố gắng làm những điều bất khả thi.

Thứ hai, hãy làm hết sức mình.

Khi tôi hiểu được khía cạnh này trong lao động, thu nhập của tôi đã được nhân lên một cách thần kỳ. Cha tôi đã đúc kết cho tôi trong một câu: “Con trai, hãy luôn làm việc nhiều hơn những gì con được trả, để đầu tư cho tương lai của con”.

Hãy làm việc theo nguyên tắc: Tôi phải, tôi có thể và tôi sẽ. Nếu bạn phải đi bộ quanh khu nhà và bạn có thể làm điều đó nhưng bạn lại không làm, thì đó là khởi đầu của thảm họa đấy.

“Phải, có thể, sẽ” sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Đó là cách bạn căng buồm. Bạn có thể tuân theo những kỷ luật phức tạp nếu bạn có thể tuân theo những kỷ luật nhỏ, nên hãy bắt đầu với những việc nhỏ trước. Làm sao bạn có thể hy vọng dọn dẹp cả một công ty nếu bạn không thể dọn dẹp gara của chính mình? Nếu bạn là người có thể tin tưởng được với những kỷ luật đơn giản, thì bạn sẽ trở thành người có thể tin tưởng được với những trách nhiệm phức tạp, chẳng hạn như điều hành một công ty hay nắm giữ một gia tài.

Nguyên tắc này áp dụng cho sức khỏe và các mối quan hệ cũng như tài chính của bạn, vì vậy hãy thực hiện từ “việc nhỏ” trong tất cả những lĩnh vực này trước khi bạn chuyển sang những vấn đề lớn hơn.

4/ Thành quả

Triết lý kết hợp với thái độ, cộng với hành động sẽ cho ra thành quả. Thành quả là tên của trò chơi. Do đó chúng ta đọc cuốn sách này, nghe những đoạn băng và đến những buổi hội thảo. Do đó chúng ta thực hiện những kỷ luật. Trong cuộc sống chúng ta đã được trao tặng hạt giống, đất đai, các mùa cũng như điều kỳ diệu của cuộc sống, và cuộc sống đòi hỏi chúng ta tạo ra thành quả. Chúng ta có cơ hội, chúng ta có thể làm gì với cơ hội đó?

Hãy nhìn vào những thành quả của bạn rồi nhìn ra xung quanh và học hỏi từ những người có thành quả tốt hơn. Hãy tìm một người thực hiện tốt và hỏi họ xem liệu họ có thể truyền dạy cho bạn những kinh nghiệm của họ hay không. Hãy lắng nghe họ và ghi chép lại. Người đó có thể giúp bạn tránh khỏi ly hôn nếu hôn nhân của họ hạnh phúc hơn của bạn. Họ có thể giúp bạn thoát khỏi đau ốm nếu họ có sức khỏe tốt. Một người có nền tảng tài chính vững vàng có thể cứu bạn khỏi phá sản, và một người hài lòng với cuộc sống có thể có lời khuyên giúp bạn xua tan muộn phiền.

Cuộc sống đòi hỏi chúng ta có sự tiến triển cụ thể trong khoảng thời gian hợp lý. Đây là thử thách của chúng ta.

Thời gian hợp lý có thể là 24 giờ đồng hồ. Bạn có thể dự liệu mình sẽ làm được những gì mỗi ngày? Đừng buông lỏng bản thân. Hãy nhớ rằng vài lần xao lãng trong một tuần có thể mất đến cả năm để cứu vãn. Chẳng hạn, nếu bạn cần có một cuộc nói chuyện quan trọng với con cái, thì bạn cần phải nói chuyện với chúng ngay. Thêm một tuần nữa có thể là quá muộn.

Đôi khi, thời gian hợp lý có thể là một tuần. Lịch thanh toán lương cho hầu hết mọi người là một tuần. Công ty tính hiệu suất làm việc của bạn mỗi tuần và trả lương theo đó. Tôi đã từng nhìn vào tiền lương của mình và hỏi, “Đây là tất cả những gì công ty có thể trả à?”. Thầy tôi nói rằng, “Không, Rohn, đó là tất cả những gì cậu xứng đáng”. Tôi như được khai sáng! Tôi tự hỏi, tôi có thể làm gì để thay đổi giá trị của mình? Bạn có thể thay đổi giá trị của bạn với gia đình hoặc công ty của bạn bằng cách đo mức độ tiến bộ của bạn mỗi tuần. Hãy đòi hỏi bản thân có kết quả tốt hơn mỗi tuần.
5/ Lối sống

Với tất cả chúng ta, triết lý, thái độ và hoạt động của chúng ta dẫn đến những kết quả lần lượt tạo ra lối sống. Đây là thử thách cuối cùng của cuộc đời.

Tôi tin rằng điều tạo nên một cuộc sống tốt đẹp là sự cân bằng.

Bốn phần của một cuộc sống tốt đẹp:

Một - Thú vị


Bạn không thể biết sự thú vị của một bản nhạc, một bức tranh hay một bài thơ nếu bạn không được dạy về nó. Vì thế hãy chắc chắn rằng bạn được chỉ dạy tốt về lối sống chứ không chỉ về giao tiếp. Hãy kiên trì học về sự tinh tế và văn hóa, về thơ ca, nghệ thuật và điêu khắc.

Hai - Hạnh phúc


Hạnh phúc không đến ngẫu nhiên, nó là thứ bạn phải theo đuổi.

Để tạo ra hạnh phúc, bạn phải hiểu biết về nó. Tôi đảm bảo rằng khi bạn nghĩ đến những cách để khiến người khác vui, nó cũng sẽ khiến bạn vui. Tiền hầu như không làm được điều đó. Những người giàu cũng phải tạo ra niềm vui giống như bất kỳ ai khác. Thật buồn làm sao cho những ông bố bà mẹ ném tiền cho con và mong đợi mối quan hệ như vậy sẽ mang lại hạnh phúc cho đứa trẻ.

Tôi đã học được một bài học về việc tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ từ thầy tôi. Ông Shoaff đã dạy tôi rằng “tips” (tiền boa) = To Ensure Prompt Service = Đảm bảo dịch vụ nhanh chóng. Ông đã dạy tôi rằng để đảm bảo có một trải nghiệm ăn tối tuyệt vời là trả tiền boa trước bữa ăn. Ông nói rằng, những người tinh tế không phó mặc dịch vụ tốt cho hên xui. Ông sẽ gọi một người bồi bàn trước bữa ăn, đưa 10 đô la và đề nghị anh ta phục vụ mình cùng những người bạn trong suốt bữa ăn. Người bồi bàn rất vui vẻ, và ông Shoaff luôn có một bữa ăn ngon miệng.

Ba - Niềm vui

Bạn có thể tạo ra niềm vui của riêng mình. Niềm vui rất khó tả nhưng nó là một phần thiết yếu của cuộc sống.

Bốn - Sự ngây ngất

Trong khi tạo ra phong cách sống, bạn sẽ tạo ra những khoảnh khắc ngất ngây. Gọi là khoảnh khắc vì chúng không tồn tại mãi mãi.

Bạn bè, người yêu, gia đình có thể mang những khoảnh khắc ngây ngất đến cho bạn, nhưng bạn phải tự mình cố gắng để đạt được điều đó. Những khoảnh khắc đó sẽ không xuất hiện nếu bạn chỉ nằm ườn ở nhà.

Đừng nói không với một cơ hội để thực sự sống. Đừng trì hoãn, hãy cố gắng hết sức. Những cơ hội dành cho điều thú vị tinh tế qua đi nếu bạn không nắm lấy chúng khi chúng xuất hiện.
oOo
Năm yếu tố trên đã thay đổi gần như toàn bộ cuộc đời tôi.